Home Kiến thức Top 8 loại chứng chỉ kế toán, kiểm toán, tài chính quốc...

Top 8 loại chứng chỉ kế toán, kiểm toán, tài chính quốc tế

27858
các loại chứng chỉ kế toán kiểm toán tài chính

MISA MeInvoice đã tổng hợp 8 loại chứng chỉ kế toán, kiểm toán, tài chính được quốc tế công nhận hiện nay để góp phần giúp các bạn xác định loại nào phù hợp nhất cho sự nghiệp của mình.

các loại chứng chỉ kế toán kiểm toán tài chính

1. Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountant)

CPA là chứng chỉ kế toán phổ biến nhất mà bất cứ ai hành nghề kế toán – kiểm toán cũng cần phải có. Chứng chỉ CPA xác nhận năng lực kế toán pháp y, quản lý rủi ro, cũng như đảm bảo tính chuyên nghiệp của kế toán viên.

Hiện nay, ngày càng nhiều các doanh nghiệp yêu cầu các vị trí kế toán quản lý phải có chứng chỉ CPA. Ngoài ra, khi được cấp chứng chỉ này, bạn còn có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, văn phòng kế toán.

Có thể bạn quan tâm?

2. Chứng chỉ CFA (Certified Financial Analyst)

CFA là chứng chỉ xác minh kiến thức và khả năng của người phân tích tài chính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực: chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính.

Các doanh nghiệp đầu tư thường yêu cầu chứng nhận này đối với các Nhà phân tích bảo mật và quản lý tài sản. Ngoài ra, những người quan tâm đến các công việc như phân tích cổ phiếu, quản lý quỹ hoặc quỹ đầu cơ, giám đốc tài chính hoặc giám đốc tài chính cấp cao cũng ưu ái kế kiểm toán viên có chứng chỉ CFA.

Xem thêm: Chứng chỉ CFA là gì?

3. Chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant)

CMA là chứng chỉ xác nhận bạn là chuyên gia về kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp. Thông qua chứng chỉ này, bạn có thể thể hiện cho doanh nghiệp thấy sự thành thạo các kỹ năng quản lý tài chính và kế toán quan trọng từ góc độ nội bộ, quản lý và tổng thể.

CPA và CMA là hai chứng chỉ mà hầu hết các kế toán viên chuyên nghiệp đều muốn có, đặc biệt là những người đang muốn nâng tầm sự nghiệp thuộc lĩnh vực kế toán quản trị, quản trị tài chính trong các doanh nghiệp lớn, đa quốc gia. CMA được cho là thực tế hơn các khái niệm lý thuyết được kiểm tra trong kỳ thi CPA.

Xem thêm: Chứng chỉ CMA là gì?

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

4. Chứng chỉ CIA (Certified Internal Auditor)

CIA là chứng chỉ hành nghề dành cho các chuyên viên kiểm toán nội bộ, được cấp bởi Hiệp hội kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ IIA (The Institute of Internal Auditor). CIA cung cấp cho học viên các kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro và kiểm soát gian lận…

CIA được công nhận rộng rãi trên toàn cầu và cho đến nay, CIA vẫn luôn được xem như là một tiêu chuẩn quốc tế hữu ích cho những người hành nghề kiểm toán viên nội bộ muốn trở thành nhà quản lý, kiểm toán trưởng hay giám đốc.

5. Chứng chỉ ACCA (Chartered Certified Accountants)

ACCA (the Association of Chartered Certified Accountants) là tên gọi của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc mang đến cho giới chuyên môn ngành tài chính, kế toán và kiểm toán một chương trình chuyên nghiệp được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Chứng chỉ ACCA đề cập nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, bao gồm quản lý tài chính, báo cáo tài chính, thuế, kiểm toán, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và khả năng lãnh đạo.

Đây là một trong những chứng chỉ được rất nhiều người theo đuổi để đạt được mục tiêu và cơ hội nghề nghiệp trong các công ty Big4, non-Big4 và nhiều quốc gia khác. Điểm cộng lớn là ACCA được xây dựng dựa trên IFRS – chuẩn mực kế toán được 139 quốc gia tuân thủ và thực hành.

Xem thêm: Chứng chỉ ACCA là gì?

6. Chứng chỉ VACPA (Vietnam Association of Certified Public Accountants)

các loại chứng chỉ kế toán kiểm toán tài chính

Chứng chỉ kiểm toán thực hành VACPA là chứng chỉ mang tính thực hành cao theo các chuẩn mực Việt Nam về Kế toán, Kiểm toán cùng các loại thuế hiện hành. Đây là chứng chỉ do Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam (VACPA) chứng nhận.

Trong chương trình đào tạo chứng chỉ VACPA, cứ sau 60 giờ học lý thuyết sẽ có 40 giờ thực hành trên một khách hàng thật với nội dung công việc như một kiểm toán viên thực thụ như: xác định rủi ro kiểm toán, viết hồ sơ kiểm toán, làm việc theo nhóm, đưa ra các bút toán điều chỉnh cho khách hàng…

Chứng chỉ kiểm toán thực hành VACPA đặc biệt cần thiết với những đối tượng là kiểm toán viên muốn nâng cao trình độ và tay nghề, sinh viên đại học năm cuối muốn hành nghề kiểm toán viên, các trợ lý kiểm toán muốn thăng tiến trong công việc.

7. Chứng chỉ CIMA (Chartered Institute of Management Accountants)

CIMA là chứng chỉ kiểm toán quốc tế do Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc cấp. Đây là chứng chỉ cung cấp cho người học những kiến thức mang tính thực tế cao về quản trị tài chính và quản trị chiến lược.

Chứng chỉ CIMA được công nhận rộng rãi trên toàn cầu, mang lại cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp trong các lĩnh vực như sản xuất, thương mại, tư vấn quản trị, ngân hàng…

Bên cạnh đó, Hiệp hội CIMA không yêu cầu người học có chứng chỉ tiếng Anh. Tuy nhiên, để có thể tiếp thu kiến thức môn học, bạn cần có trình độ ngoại ngữ tương đương bằng C hoặc IELTS 5.0.

8. Chứng chỉ FRM (Financial Risk Manager)

FRM là chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính có uy tín cao và được công nhận toàn cầu, được tổ chức thi và cấp bởi GARP (Global Association of Risk Professionals – Hiệp hội các chuyên gia quản trị rủi ro).

Chứng chỉ FRM dành cho các chuyên gia quản trị rủi ro, đặc biệt là những người làm trong các chuyên môn liên quan tới phân tích rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và các loại hình rủi ro tài chính khác thuộc các lĩnh vực như: Ngân hàng, Đầu tư, Chứng khoán, Quản trị tài chính doanh nghiệp.

Xem thêm: Chứng chỉ FRM là gì?

Tạm kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến Top 8 loại chứng chỉ kế toán, kiểm toán, tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: